Vốn pháp định là gì? Đặc điểm của vốn pháp định

Thuật ngữ vốn pháp định không phải ai cũng biết bởi không phải kinh doanh bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có vốn pháp định. Do đó, Kế Toán Gia Khang đã xây dựng nội dung bài viết này để giúp bạn hiểu được vốn pháp định là gì cùng một số những vấn đề xoay quanh nó. Cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm vốn pháp định là gì?

Trong bộ Luật doanh nghiệp 2020 thì không có ghi rõ định nghĩa Vốn pháp định là gì. Thuật ngữ này chỉ được ghi cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2005 với nội dung như sau:

“Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.” – Trích Khoản 7, Điều 4.

Vốn pháp định là gì
Vốn pháp định là gì

Xem thêm: Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp – Kế Toán Gia Khang

Như vậy, với câu hỏi Vốn pháp định là gì, chúng ta có thể hiểu đơn giản nhất: đó là phần vốn tối thiểu mà các doanh nghiệp phải có được khi thực hiện việc thành lập đơn vị của mình.

Vốn pháp định có những đặc điểm gì?

Khá nhiều người nhầm lẫn giữa vốn pháp định và vốn điều lệ bởi chúng đều là số vốn mà doanh nghiệp cần phải đạt được trước khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chúng là ở những đặc điểm của mỗi loại vốn. 

Để có thể hiểu sâu hơn về vốn pháp định là gì, hãy nhìn vào những đặc điểm nổi bật sau của nó:

Về phạm vi áp dụng

Như đã đề cập ở trên, không phải ngành nghề kinh doanh nào cũng yêu cầu phải có vốn pháp định. Nó chỉ bắt buộc đối với một số những ngành nghề cụ thể. Ví dụ như Chứng khoán, Kinh doanh vàng, Bảo hiểm, Ngân hàng,… Đây đều là những ngành nghề về tài chính là chủ đạo.

Vốn pháp định có phạm vi áp dụng ra sao
Vốn pháp định có phạm vi áp dụng ra sao

Về đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của vốn pháp định là những chủ thể kinh doanh. Đó có thể là các tổ chức, cá nhân, pháp nhân, hộ kinh doanh cá thể…

Về tính pháp lý

Việc thực hiện đúng yêu cầu về vốn pháp định giúp cho quá trình tổ chức kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp sau khi thành lập được đảm bảo. Hạn chế được rủi ro kinh tế.

Vốn pháp định đảm bảo yếu tố pháp lý
Vốn pháp định đảm bảo yếu tố pháp lý

Về thời điểm cấp giấy xác nhận

Trước khi đơn vị được cấp giấy phép thành lập và đi vào hoạt động thì sẽ được cấp giấy xác nhận vốn pháp định. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu muốn thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

Mức vốn pháp định với từng ngành nghề

Tại Việt Nam, việc quy định mức vốn pháp định với từng ngành nghề, từng lĩnh vực nhỏ trong ngành nghề sẽ có sự khác biệt.  Sơ bộ về các mức vốn pháp định như sau:

Đối với các ngành nghề chứng khoán

Với kinh doanh chứng khoán thì có các khung giá trị vốn pháp định là gì thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây:

  • Ít nhất 25 tỷ đồng với các đơn vị môi giới chứng khoán.
  • Ít nhất 100 tỷ đồng với các đơn vị tự doanh chứng khoán.
  • Ít nhất 3 tỷ đồng với quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
  • Ít nhất 10 tỷ đồng với tư vấn đầu tư chứng khoán.
  • Ít nhất 165 tỷ đồng với các đơn vị bảo lãnh, phát hành chứng khoán.

Quy định vốn pháp định khác nhau giữa mỗi đơn vị

Đối với kinh doanh vàng

Trong lĩnh vực kinh doanh vàng tại Việt Nam thì quy định về mức vốn pháp định còn tùy thuộc vào vùng kinh tế. Ví dụ như tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì con số này tối thiểu là 5 tỷ đồng. Còn tại các tỉnh thành khác thì ít nhất là 1 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Trong lĩnh vực bảo hiểm thì có rất nhiều các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì mức vốn pháp định cho những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này sẽ là:

  • Ít nhất 300 tỷ đồng với hoạt động của đơn vị tổ chức bảo hiểm phi nhân thọ.
  • Ít nhất 600 tỷ đồng với hoạt động của đơn vị tổ chức bảo hiểm nhân thọ
  • Ít nhất 4 tỷ đồng đối với các đơn vị tổ chức hoạt động môi giới.

Đối với kinh doanh tiền tệ

Vốn pháp định của các đơn vị kinh doanh tiền tệ như ngân hàng, tổ chức tín dụng được quy định rất rõ ràng trong Nghị định 86/2019/nĐ-CP. Cụ thể:

  • Với các ngân hàng thương mại, ít nhất là 3.000 tỷ đồng.
  • Với các ngân hàng chính sách, số vốn pháp định bắt buộc là 5.000 tỷ đồng.
  • Các ngân hàng hợp tác xã là 3.000 tỷ đồng.
  • Các công ty tài chính là 500 tỷ đồng.
  • Các công ty cho thuê tài chính có mức vốn pháp định ít nhất 150 tỷ đồng.
  • Các tổ chức tài chính vi mô cần đáp ứng mức vốn là 5 tỷ đồng.
  • Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu 15 triệu đô la Mỹ cho mức vốn pháp định.
  • Các quỹ tín dụng nhân dân xã, thị trấn cần từ 0.5 tỷ đến 1 tỷ tùy thuộc vào quy mô liên kết.
Quy định vốn pháp định đối với mỗi ngành nghề là không giống nhau
Quy định vốn pháp định đối với mỗi ngành nghề là không giống nhau

Một số loại hình khác

Ngoài những ngành nghề tiêu biểu trên thì một số ngành nghề khác cũng được yêu cầu phải có vốn pháp định. Ví dụ như:

  • Kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành.
  • Kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
  • Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino, đặt cược.
  • Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng.
  • Kinh doanh theo hình thức bán hàng đa cấp.
  • Kinh doanh dịch vụ việc làm.
  • Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động…

Kết luận

Việc hiểu rõ vốn pháp định là gì cũng như đâu là những ngành nghề cần phải đảm bảo được vấn đề vốn pháp định không phải dễ. Do đó, nếu cần sự tư vấn của Kế Toán Gia Khang, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886 12 15 66