Vốn ODA là hình thức đầu tư mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có một số mặt hạn chế. Vậy vốn ODA là gì? Các bạn hãy cùng Kế Toán Gia Khang tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
ODA là gì?
Trước khi tìm hiểu vốn ODA là gì thì các bạn hãy hiểu qua về khái niệm ODA. Theo đó, ODA được viết tắt bởi từ tiếng anh là Official Development Assistance. Đây là hình thức đầu tư nước ngoài hỗ trợ hay viện trợ phát triển chính thức. Hình thức này cho vay trong thời gian dài với lãi suất rất thấp hoặc không lãi suất nhằm nâng cao sự phát triển kinh tế hoặc phúc lợi cho đất nước được nhận. Đây cũng là hình thức vay vốn được áp dụng cho khối nhà nước mà không dành cho cá nhân, tập thể tư nhân nào.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Vốn ODA là gì?
Vốn ODA chính là nguồn tiền được các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế hoặc các cơ quan, chính phủ các nước phát triển nước kém phát triển hơn vay. Mục tiêu của việc cho vay này chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội cho nước đó. Ví dụ, tại Việt Nam có một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA đó là nhà ga sân bay T2 Nội Bài, cầu Nhật Tân… do Nhật Bản cho cho vay.
Việt Nam nhận được vốn ODA ở các nước nào?
Vốn ODA là gì tại Việt Nam đã được rất nhiều nước cho vay để tập trung phát triển nhiều mặt của quốc gia. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có sự tài trợ khá lớn tính đến thời điểm hiện tại lên tới 40% tổng số vốn đầu tư bằng ODA. Tính đến cuối năm 2011, số tiền mà Nhật Bản đầu tư cho nước ta là 1,9 tỷ USD. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng tuyên bố sẽ tài trợ số tiền khoảng 1,2 tỷ đồng trong giai đoạn 2012 – 2015 cho Việt Nam.
Ngoài ra, các nước thuộc khối Liên Minh Châu Âu cũng viện trợ không hoàn lại ODA cho Việt Nam với tố tiền hơn 11 tỷ USD trong giai đoạn từ 1996 – 2010. Các nước EU tài trợ 11 tỷ USD trong năm 2012. Đây là những con số không hề nhỏ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước ta.
Đặc điểm của nguồn vốn ODA là gì?
Đặc điểm của nguồn vốn ODA là gì cũng được khá nhiều người quan tâm. Có 3 đặc điểm chính của nguồn vốn này, bao gồm:
Nguồn vốn với nhiều ưu đãi
Mức lãi suất của nguồn vốn này thường được áp dụng là khá thấp hoặc không có lãi, từ 0 đến vài phần trăm mỗi năm. Các nước kém phát triển hoặc đang trên đà phát triển sẽ sử dụng số tiền đó để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt từ kinh tế, xã hội, giao thông hạ tầng… Loại vốn vay này có nhiều ưu đãi hàng đầu thế giới hiện nay bởi thời gian ân hạn dài thường trên 30 năm, lãi suất thấp…
Nguồn vốn hợp tác và phát triển kinh tế, xã hội
Nguồn vốn ODA thường là khoản vay có chính sách ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại giữa nước phát triển với nước đang hoặc kém phát triển. Ngoài việc cho vay bằng tiền, bên viện trợ sẽ hỗ trợ thêm việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp hàng hóa… Trong khi đó, bên nhận được viện trợ sau khi nhận được tiền sẽ thực hiện theo đúng cam kết như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội,… để cải thiện cuộc sống của nhân dân.
Nguồn vốn ODA có một số điều kiện ràng buộc
Ngoài việc viện trợ khoản vay ưu đãi, bên cho vay sẽ có những điều kiện nhất định, nhất là về kinh tế, địa lý hay chính trị. Bởi vì các nước viện trợ sẽ muốn đem lại lợi nhuận cho chính nước mình, tổ chức của mình và vừa muốn đạt ảnh hưởng về mặt chính trị.
Ngoài ra, các nước cho vay sẽ yêu cầu sử dụng nhân sự, thuê dịch vụ hay mua sắm thiết bị của mình với chi phí không hề rẻ. Nếu trong quá trình đi vay mà xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng hay người điều hành dự án thiếu kinh nghiệm thì nước đi vay sẽ rất nguy hại.
Phân loại nguồn vốn ODA
Để hiểu rõ hơn vốn ODA là gì thì chúng ta hãy cùng khám phá một trong những cách phân loại nguồn vốn này như sau:
- Vốn vay ODA có điều kiện ràng buộc khi mua sắm dịch vụ hay hàng hóa với thành tố 35% theo quy định của bên cho vay. Ngoài ra, ở khoản vay này nếu không có ràng buộc thì chỉ phải đạt thành tố 25%.
- Vốn vay không hoàn lại là hình thức vay vốn được cung cấp khi kết hợp với dự án vay ưu đãi hoặc dự án độc lập mà không phải hoàn trả lại vốn.
Quy định về quản lý nguồn vốn ODA
Đối với nguồn vốn ODA ở nước ta, bộ phận chịu trách nhiệm thu hút, quản lý và điều phối số tiền được vay là Bộ kế hoạch và đầu tư với quyền, nghĩa vụ sau:
- Thực hiện chủ trì việc soạn thảo chính sách, chiến lược và thu hút nguồn vốn ODA, tổng hợp danh mục dự án…
- Chuẩn bị nội dung, chiến lược chính sách, vận động và điều phối nguồn vốn. Phối hợp với các bộ ngành để chuẩn bị nội dung về dự án với các nhà tài trợ.
- Tiến hành hướng dẫn các đơn vị có liên quan đến việc thực hiện dự án và phối hợp với bộ Tài chính để xác định cơ chế.
Kết luậnNhư vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về vốn ODA là gì và những vấn đề liên quan. Kế Toán Gia Khang hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để hiểu rõ hơn về chương trình viện trợ hữu ích này.