Sự biến đổi của vốn lưu động trong từng chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp là khá linh hoạt. Nếu như các nhà quản lý không hiểu rõ được nó thì sẽ không thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc. Cùng Kế Toán Gia Khang tìm hiểu xem vốn lưu động là gì cũng như các đặc điểm, vai trò của nó trong bài viết sau nhé!
Vốn lưu động là gì?
Trong sản xuất, kinh doanh thì việc nắm rõ được hình thái và tình trạng vốn lưu động của đơn vị mình là điều mà các nhà quản lý cần phải làm được. Trước tiên để hiểu xem vốn lưu động là gì, chúng ta cần phải bắt đầu từ hình thái đầu tiên của nó – đó là Tiền. Tiền chính là hình thái ban đầu, là cơ sở bắt nguồn cho chuỗi chu kỳ vận động của vốn lưu động.
Trong giai đoạn tiếp theo, doanh nghiệp sẽ sử dụng tiền để đầu tư, mua sắm các nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào,… nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là giai đoạn doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn lưu động bằng cách biến nó thành vật tư.
Kế tiếp, nguồn vật tư này sẽ trải qua các quá trình gia công, sản xuất, trình bày… để trở thành sản phẩm hoàn thiện. Các sản phẩm này được bán ra bên ngoài, thu tiền về cho doanh nghiệp.
Như vậy cụ thể các hình thái của vốn lưu động đó là:
- Vốn lưu động đang sử dụng trong quá trình sản xuất, tồn tại dưới dạng nguyên nhiên vật liệu.
- Vốn lưu động đang chờ được sử dụng hoặc đang trong lưu thông. Bao gồm cả nguồn tiền mặt đã dùng để tạo ra các sản phẩm đã sản xuất nhưng chưa bán ra hoặc chưa thu tiền về doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi đại diện pháp luật – Kế Toán Gia Khang
Phân loại vốn lưu động
Việc phân loại vốn lưu động ra sao còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Dựa vào quá trình luân chuyển của vốn
Xét trên khía cạnh này, có thể chia vốn lưu động thành các loại như:
- Vốn dự trữ: Đây là phần vốn được dùng cho việc mua sắm vật tư đầu vào.
- Vốn trong sản xuất: Là phần vốn sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất, ví dụ như sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân chia.
- Vốn lưu thông: Là phần vốn dùng trực tiếp trong quá trình lưu thông và phân phối sản phẩm.
Dựa vào cách xác lập vốn
Theo khía cạnh này, nguồn vốn lưu động là gì được chia thành:
- Vốn lưu động định mức: Là mức tối thiểu mà quá trình sản xuất kinh doanh cần. Gồm phần vốn dự trữ, phần vốn dùng trong sản xuất cũng như hàng mua ngoài được dùng cho mục đích bán hàng, thuê ngoài chế biến.
- Vốn lưu động không định mức: Là mức vốn có thể sẽ phát sinh khi thực hiện chu kỳ sản xuất và không thể dự kiến định mức cụ thể.
Dựa vào hình thái biểu hiện
Xét theo hình thái biểu hiện thì có thể chia vốn lưu động thành các dạng:
- Vốn vật tư hàng hóa: Là phần vốn đã đầu tư vào nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang.
- Vốn bằng tiền: Là phần vốn đầu tư công ty, vốn tiền mặt
Dựa vào chủ sở hữu của phần vốn
Trên khía cạnh này, vốn lưu động gồm các hình thái sau:
- Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn mà thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
- Vốn vay: Là phần vốn đi vay ngoài hoặc phần tiền nợ các khách hàng chưa trả.
Những đặc điểm cơ bản của vốn lưu động là gì?
Đặc điểm cơ bản cần phải nhớ đầu tiên của vốn lưu động là gì? Đó là nguồn vốn diễn ra trong suốt một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tiên, phần vốn này sẽ được chuyển toàn bộ vào chu kỳ thông qua hình thức mua sắm nguyên, nhiên vật liệu, vật tư đầu vào. Sau quá trình sản xuất, hàng hóa được ghi nhận giá trị thì cũng là lúc nguồn vốn lưu động bỏ qua ban đầu được hồi về.
Việc chuyển đổi giữa các hình thái của vốn lưu động trong chu kỳ sản xuất diễn ra một cách đan xen, không tách biệt. Do vậy, việc có tầm nhìn trong cách quản lý và sử dụng vốn lưu động là điều rất cần thiết. Vòng quay của vốn lưu động càng nhanh thì doanh thu mà doanh nghiệp đạt được càng lớn. Phần vốn cũng như các chi phí để sử dụng vốn cũng được giải quyết hợp lý nhất.
Vốn lưu động có ý nghĩa như thế nào?
Như đã đề cập trong phần vốn lưu động là gì ở trên, vốn lưu động được sử dụng để mua sắm vật tư nguyên nhiên vật liệu sản xuất. Do đó, ý nghĩa của nó khá quan trọng với hoạt động của một doanh nghiệp. Nếu như các tài sản cố định như máy móc thiết bị, nhà xưởng… là điều kiện “Cần” thì vật tư là điều kiện “Đủ” để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra.
Theo sự phân tích của các chuyên gia kinh tế, sự tồn tại cũng như phát triển của doanh nghiệp được quyết định phần lớn nhờ nguồn vốn lưu động. Nó không chỉ tạo ra, duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp mà nó còn là yếu tố quyết định vấn đề quy mô của doanh nghiệp đó.
Không những thế, việc sử dụng nguồn vốn lưu động ra sao còn tác động tới giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra. Đồng thời, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được những thời cơ kinh doanh có lợi.
Kết luận
Kế Toán Gia Khang mong rằng có thể giúp cho bạn nhiều hơn trong việc hiểu rõ vốn lưu động là gì cũng như các phương thức quản lý nó hiệu quả nhất.