Vốn FDI được nhắc đến khá nhiều, nhất là từ sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy vốn FDI là gì và đặc điểm của FDI trong và ngoài nước như thế nào? Vấn đề này sẽ được Kế Toán Gia Khang giải đáp dưới đây, mời các bạn cùng khám phá.
Vốn FDI là gì?
Trước khi tìm hiểu vốn FDI là gì thì việc đầu tiên các bạn nên nắm rõ đó chính là hiểu rõ khái niệm về FDI. Theo đó, FDI được viết tắt bởi từ tiếng Anh là Foreign Direct Investment, tạm dịch ra là đầu tư trực tiếp nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Những doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc có tài sản từ nước khác và được quyền quản lý tài sản đó được gọi là vốn FDI. Cách để phân biệt các công cụ tài chính với FDI đó chính là phương diện quản lý.
Theo quy định của nước ta, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp Việt Nam được sáp nhập, mua lại bởi người nước ngoài.
- Doanh nghiệp được nhà đầu tư nước ngoài thành lập và đầu tư.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài – Luật Gia Khang
Đầu tư vốn FDI vào doanh nghiệp Việt Nam chính là việc đầu tư dài hạn thông qua hoạt động thiết lập cơ sở kinh doanh hoặc nhà xưởng sản xuất. Điều này sẽ góp phần tạo nên các lợi ích lâu dài cho công nhân, doanh nghiệp và nhà nước.
Với vai trò của mình nên FDI đã có được vị trí vô cùng quan trọng trên thị trường quốc tế. Đây sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai không thể thiếu tại Việt Nam và các quốc gia trên toàn thế giới.
Ý nghĩa của vốn FDI là gì?
Ý nghĩa của vốn FDI là gì cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Mặc dù xuất hiện sau nhưng loại hình kinh doanh, hoạt động này đã mang đến hiệu quả kinh tế cao. Nguồn thu của các doanh nghiệp này không phải dựa vào lợi tức mà chính là thu nhập kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp có vốn FDI, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về quyết định sản xuất, đầu tư kinh doanh của mình, trong đó có cả lỗ và lãi. Vì thế, để có được sự thu hút này thì nhà nước cần phải có hành lang pháp lý phù hợp, rõ ràng.
Hiện nay, có hai loại FDI chủ yếu đó là 100% vốn đầu tư nước ngoài và liên doanh, liên kết giữa người nước ngoài với các đối tác trong nước.
Đặc điểm doanh nghiệp có vốn FDI
Doanh nghiệp có vốn FDI có đặc điểm sau:
Đối với doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Số vốn đầu tư của doanh nghiệp này thường thấp hơn so với nước đầu tư khác. Đồng thời, loại hình doanh nghiệp chủ yếu là Công ty TNHH một hành viên hoặc 2 thành viên.
Một số nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đó là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Quy mô ở doanh nghiệp này thường là nhỏ và vừa với các ngành nghề như: Logistic, may mặc, linh kiện điện tử,…
Đối với doanh nghiệp FDI chung có nhà đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp FDI này thường mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để có thể kiểm soát được doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu. Tùy vào quy định của mỗi quốc gia mà tỷ lệ góp vốn có sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, các nước muốn thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư FDI thì cần phải có hành lang pháp lý phù hợp đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên.
Hình 4: Vốn FDI có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Nhà đầu tư FDI được phép quyết định hình thức quản lý, thị trường… để có thể thu được nguồn lợi tối ưu. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp này đều sử dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế.
Các doanh nghiệp FDI được quyền tham gia vào các quyết định phát triển của mình kể cả việc quyết định tỷ lệ góp vốn, chia lợi nhuận.
Lợi ích của doanh nghiệp có vốn FDI là gì?
Để hiểu rõ hơn vốn FDI là gì thì các bạn không nên bỏ qua lợi ích của doanh nghiệp khi có sự góp mặt của vốn FDI. Vậy đó là những lợi ích gì thì các bạn hãy cùng khám phá dưới đây:
- Tạo nên một môi trường thuận lợi để thúc đẩy một số ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Tích lũy được công nghệ hiện đại thông qua hình thức đầu tư này, nhất là ở các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, điện tử…
- Giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là ở các ngành đóng giày, dệt may hay những ngành nghề cần diện tích rộng và số lượng công nhân lớn.
- Tạo nên môi trường cạnh tranh nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương thức kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Có một lợi ích không thể bỏ qua đối với loại hình doanh nghiệp này đó chính là mang lại lợi ích lâu dài. Tất cả các doanh nghiệp khi đầu tư hay kinh doanh đều mong muốn có được lợi ích bền vững. Vì thế, họ sẽ tìm cách quản lý doanh nghiệp sao cho giữ chân được người lao động và có chiến lược kinh doanh hợp lý.
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về vốn FDI là gì và đặc điểm của doanh nghiệp có vốn FDI. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Kế Toán Gia Khang sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về vấn đề này để áp dụng khi cần thiết.