Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu

Để doanh nghiệp đi vào hoạt động, vận hành thì điều đầu tiên cần phải làm đó chính là thành lập cơ cấu vốn chủ sở hữu. Tùy loại hình sản xuất, mô hình hoạt động mà nguồn vốn ở mỗi công ty sẽ có sự khác biệt. Vậy vốn chủ sở hữu là gì và cách tính như thế nào? Kế Toán Gia Khang sẽ thông tin chi tiết tới các bạn trong bài viết dưới đây.

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu có vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Cổ đông của công ty hoặc các thành viên liên doanh hay đơn giản là chủ doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn thì được gọi là vốn chủ sở hữu. 

Vốn chủ sở hữu là gì
Vốn chủ sở hữu là gì

Để công ty hoạt động có hiệu quả thì các thành viên cùng góp vốn để tạo ra nguồn lực vững chắc, ổn định. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khi doanh nghiệp có lãi thì sẽ chia sẻ nguồn lợi nhuận với nhau hoặc nếu có lỗ thì cùng gánh.

Xem thêm: Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ

Có thể hiểu đơn giản, vốn chủ sở hữu chính là nguồn tài trợ thường xuyên và cố định của mỗi doanh nghiệp. Nguồn vốn này có thể được bổ sung thông qua sự chênh lệch giá trị tài sản, cổ phiếu hay lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Nếu vì bất kỳ lý do gì mà công ty ngừng hoạt động thì các khoản mà công ty phải thanh toán trước đó là tiền lương, vốn vay. sau đó mới chia cho người góp vốn theo tỷ lệ.

Các hình thức vốn chủ sở hữu

Tùy từng doanh nghiệp hoạt động theo mô hình, tính chất như thế nào mà có hình thức vốn chủ sở hữu khác nhau. Trong đó, các hình thức chủ yếu hiện nay đó là:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Vốn do cá nhân hoặc tổ chức đóng góp để thành lập doanh nghiệp và chịu mọi trách nhiệm về quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Công ty hợp danh: Công ty có từ 2 thành viên hợp danh trở lên để thành lập công ty sau khi góp vốn với nhau.
  • Doanh nghiệp/ xí nghiệp liên doanh: Sự kết hợp và góp vốn giữa doanh nghiệp của nhà nước với tư nhân.
Có nhiều hình thức vốn chủ sở hữu
Có nhiều hình thức vốn chủ sở hữu
  • Doanh nghiệp nhà nước: Toàn bộ chi phí đầu tư, hoạt động do nhà nước chi trả.
  • Công ty cổ phần: Các cổ đông góp vốn với nhau để thành lập công ty cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Các thành viên thực hiện góp vốn để để thành lập công ty.

Đặc điểm của vốn chủ sở hữu là gì?

Trong các báo cáo của doanh nghiệp luôn bao gồm vốn chủ sở hữu. Loại vốn này sẽ gồm các thành phần tương ứng với hình thức hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu đều có các đặc điểm như sau:

  • Các quỹ doanh nghiệp: Bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng… Tuy nhiên, số tiền trong quỹ này phải đảm bảo theo quy định của pháp luật.
  • Thặng dư vốn cổ phần: Chính là sự chênh lệch của mệnh giá hiện tại so với mệnh giá ban đầu khi phát hành.
  • Vốn cổ đông: Khoản tiền vốn đã được ghi rõ trong các điều lệ của công ty mà các cổ đông đóng góp thực tế.

Hình 3: Những yếu tố cấu thành nên vốn chủ sở hữu

  • Chênh lệch đánh giá tài sản: Các loại tài sản có sự chênh lệch như hàng tồn kho, bất động sản khi đầu tư, tài sản cố định…
  • Lợi nhuận khi hoạt động kinh doanh: Khoản tiền này được tính là tổng số khoản tiền còn lại sau khi đã trừ thuế.
  • Chênh lệch tỷ giá đối hoái: Phần tiền ngoại tệ, giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong quá trình hoạt động.

Trong các đặc điểm trên thì phần chiếm tỷ trọng cao đó là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và vốn cổ đông.

Công thức tính vốn chủ sở hữu

Chắc hẳn sẽ nhiều bạn thắc mắc không biết công thức tính vốn chủ sở hữu là gì. Theo đó, công thức tính vốn chủ sở hữu được áp dụng như sau: 

Vốn chủ sở hữu = Tổng số lượng tài sản của doanh nghiệp – toàn bộ số nợ phải trả

Nhìn vào công thức tính trên có thể thấy số nợ phải trả cao hơn tổng lượng tài sản hiện có thì vốn chủ sở hữu là âm. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lại nguồn vốn và cải thiện kinh doanh để mang lại nguồn thu, lợi nhuận nhanh chóng.

Hình 4: Dựa vào công thức tính vốn chủ sở hữu để điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả

Khi nào vốn chủ sở hữu tăng – giảm?

Trong quá trình hoạt động, nắm rõ được sự tăng giảm của vốn chủ sở hữu là gì sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được tình trạng của mình. Cụ thể:

Khi nào vốn chủ sở hữu giảm?

Trong một số trường hợp vốn chủ sở hữu giảm, đó là:

  • Doanh nghiệp bỏ cổ phiếu quỹ đối với công ty cổ phần.
  • Hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp kém hiệu quả.
  • Giá trị cổ phiếu hiện tại thấp hơn giá trị cổ phiếu ban đầu.
  • Doanh nghiệp đang trên đà phá sản, giải thể hay bị chấm dứt hợp đồng.
  • Người góp vốn của doanh nghiệp rút vốn hoặc phải trả vốn cho chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm
Vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm

Khi nào vốn chủ sở hữu tăng?

Vốn chủ sở hữu tăng trong những trường hợp sau:

  • Cổ phiếu hiện tại cao hơn giá trị ban đầu.
  • Bổ sung vốn lợi nhuận hoặc các quỹ đầu tư vào vốn chủ sở hữu.
  • Có thêm chủ sở hữu hoặc thêm thành viên góp vốn.
  • Các khoản sau khi trừ đi như tài trợ, quà tặng dương.

Kết luận

Nắm được vốn chủ sở hữu là gì sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với quy mô hoạt động, loại hình sản xuất của mình. Kế Toán Gia Khang hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và tính toán, xây dựng cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lý.

CÔNG TY TNHH LUẬT GIA KHANG – Đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp

  • Địa chỉ: 347 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM
  • 144 – 146 – 148 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM
  • Điện thoại: 0886 12 15 66 – 0915 18 90 66 
  • Email: luatgiakhang@gmail.com    
  • Website: https://Ketoangiakhang.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886 12 15 66