Trong số các loại thuế hiện nay thì thuế bảo vệ môi trường có vai trò điều tiết việc kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng như các hoạt động liên quan. Vậy liên quan đến thuế bảo vệ môi trường là gì? Các bạn hãy cùng Kế Toán Gia Khang tìm lời giải đáp trong nội dung dưới đây.
Thuế bảo vệ môi trường là gì?
Thuế bảo vệ môi trường được thông qua nhằm tạo ra khuôn khổ và hành lang pháp lý để điều chỉnh các hành vi hoặc tác động tiêu cực tới môi trường. Đây cũng là cách giúp tạo ra nguồn lực tài chính để khắc phục những vấn đề xấu tác động đến môi trường. Điều này vừa giúp hài hòa giữa sự phát triển bền vững với phát triển kinh tế vừa chạy theo xu hướng phát triển của thế giới.
Theo quy định về Luật thuế bảo vệ môi trường: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế thu vào hàng hóa, sản phẩm nếu quá trình sử dụng làm ảnh hưởng xấu hoặc tác động không tốt tới môi trường sống. Đây là thuế gián thu không phải thuế trực tiếp.
Thuế bảo vệ môi trường mang đến nhiều lợi ích cho cả người bán lẫn người mua. Loại thuế này được áp dụng nhằm điều chỉnh sản xuất, kích thích tiêu dùng đi theo hướng bảo vệ môi trường. Thuế sẽ giúp con người sáng tạo, điều chỉnh sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, làm giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến con người, nhất là sức khỏe. Nhờ đó, giảm suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Các mặt hàng phải chịu thuế bảo vệ môi trường
Các mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường là gì được khá nhiều người quan tâm. Hiện nay, có 8 loại hàng hóa được quy định nộp thuế theo Luật thuế bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Xăng dầu: Dầu hỏa, xăng, nhiên liệu bay, dầu nhờn, dầu mazut… Các loại hàng hóa này gây hại cho môi trường ngay cả khi không sử dụng bởi trong thành phần có chứa chì, lưu huỳnh…
- Dung dịch HCFC: Hay còn được gọi là Hydro Chloro Fluoro Carbon. Chúng được dùng trong công nghiệp bán dẫn hoặc thiết bị làm lạnh có khả năng làm suy giảm tầng ozon.
- Túi nilon: Đây là dạng bao bì nhựa mỏng được làm từ LDPE, HDPE hay LLDPE. Đối với những trường hợp được nhà nước quy định không đóng thuế thì sẽ được miễn giảm.
- Than đá: Các loại than mỡ, than nâu, than antraxit…
- Thuốc diệt cỏ: Áp dụng đối với các loại thuốc bị hạn chế sử dụng theo quy định.
- Thuốc bảo quản lâm sản: Áp dụng trong trường hợp bị hạn chế sử dụng.
- Thuốc trừ mối: Áp dụng trong trường hợp bị hạn chế sử dụng.
- Thuốc khử trùng: Một số loại thuốc khử trùng bị tính thuế theo quy định.
Những ai có trách nhiệm nộp thuế bảo vệ môi trường
Theo quy định của nhà nước, thuế bảo vệ môi trường không thu riêng mà sẽ thu trực tiếp vào các loại hàng hóa chịu thuế như đã phân tích ở trên. Những hộ gia đình, tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu hay sản xuất hàng hóa trong 8 nhóm mặt hàng kể trên sẽ phải nộp thuế.
Để tránh phát sinh những vướng mắc không đáng có, trong điều luật còn ghi rất rõ về trách nhiệm của người được ủy thác. Người này sẽ phải nộp thuế nếu được ủy thác nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường. Nếu hộ gia đình, tổ chức hay bất kỳ cá nhân kinh doanh mặt hàng là than khai thác sẽ phải nộp thuế này nếu như không chứng minh được đã nộp thuế.
Cách tính, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế
Ngoài việc tìm hiểu về thuế bảo vệ môi trường là gì, các bạn cũng cần nắm được cách tính, nộp hay hoàn thuế như thế nào. Cụ thể như sau:
Cách khai thuế và nộp thuế
Trong việc nộp thuế, tùy từng điều kiện và mặt hàng khác nhau mà cách khai, nộp thuế sẽ có sự khác nhau:
- Thực hiện nộp thuế và khai thuế ngay khi nhập khẩu đối với mặt hàng nhập khẩu.
- Thực hiện nộp thuế theo tháng hoặc theo quy định của nhà nước đối với hàng hóa trao đổi, sản xuất và tiêu dùng nội bộ.
- Với hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuất chỉ phải nộp thuế 1 lần.
Thời điểm tính thuế
Tùy từng thời điểm nhất định mà cách tính thuế sẽ được quy định theo điều luật của nhà nước:
- Khi tiến hành đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Thời điểm tính thuế đối với hàng hóa cho tặng, trao đổi, bán ra là thời điểm chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển giao quyền sở hữu.
- Thời điểm tính thuế đối với xăng dầu được tính từ khi đầu mối kinh doanh bán ra, kể cả với mặt hàng nhập khẩu hay sản xuất.
- Thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng là thời điểm tính thuế đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ.
Hoàn thuế
Đối với trách nhiệm nộp thuế, có một số trường hợp được hoàn thuế ngay cả khi đã nộp. Cụ thể:
- Hàng hóa đã được nhập khẩu và đang chịu sự giám sát bởi Hải quan nhà nước tại các kho lưu, kho bãi.
- Hàng hóa, xăng dầu thông qua đại lý tại Việt Nam được nhập khẩu để cho hoặc giao cho nước ngoài.
- Hàng hóa nhập khẩu nhưng không để bán mà dùng để triển lãm, hội chợ hoặc giới thiệu sản phẩm.
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để xuất ra nước ngoài.
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về thuế bảo vệ môi trường là gì cũng như các nội dung liên quan. Hy vọng những chia sẻ mà Kế Toán Gia Khang cung cấp sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức cần thiết để áp dụng trong lĩnh vực mà mình đang sản xuất, kinh doanh.