Thoái vốn là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không mong muốn bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy thoái vốn là gì? Các hình thức thoái vốn hiện nay như thế nào? Nếu đang muốn hiểu rõ vấn đề này, các bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây cùng Kế Toán Gia Khang.
Thoái vốn là gì?
Thoái vốn trong tiếng Anh được gọi là Divestment. Thoái vốn khác với đầu tư, thậm chí là đối lập với đầu tư và thường xảy ra khi hoạt động của công ty con không được như mong muốn. Mục đích của việc thoái vốn đó chính là giảm bớt tài sản hoặc chỉ đơn giản là phục vụ mục đích nào đó của doanh nghiệp.
Hình thức thoái vốn là gì hiện nay khá phổ biến do các cá nhân hoặc các nhà đầu tư muốn rút lại số vốn mà mình đã bỏ ra từ trước. Hình thức này gặp nhiều trong lĩnh vực kinh doanh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu là các công ty sẽ áp dụng nhằm mục đích kinh tế, tài chính của mình.
Có thể các tác nhân bên ngoài cũng làm ảnh hưởng đến việc thoái vốn hoặc đơn giản chỉ là tái cấu trúc. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà doanh nghiệp sẽ đưa ra cách giải quyết phù hợp. Đây là hình thức bình thường trong kinh doanh nên khi xảy ra thoái vốn, chúng ta không nên quá lo lắng.
Nguyên nhân thoái vốn là gì?
Thoái vốn trong kinh doanh xảy ra khá phổ biến do các nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp sẽ có được nguồn vốn nhất định để đổi mới, phát triển doanh nghiệp dựa vào việc bán cổ phần hay tài sản.
- Thực hiện thoái vốn chủ động để doanh nghiệp tập trung vào một lĩnh vực hay hoạt động cụ thể nào đó. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ thoái vốn ở những lĩnh vực không cần thiết để tập trung hoạt động kinh doanh thế mạnh của mình.
- Trường hợp chịu sức ép từ yếu tố bên ngoài như chính trị, xã hội hay cổ đông cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái vốn.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh nhưng không hiệu quả hoặc bị thua lỗ thì doanh nghiệp sẽ thoái vốn để hạn chế tối đa rủi ro và đảm bảo lợi ích.
Các việc cần làm khi bị thoái vốn
Việc cần làm khi doanh nghiệp bị thoái vốn là gì là thắc mắc của nhiều người. Bởi khi kịp thời ứng phó với việc thoái vốn sẽ giúp doanh nghiệp không bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay sản xuất của mình. Do đó, khi thoái vốn xảy ra, doanh nghiệp nên thực hiện những việc làm sau:
- Chủ động tìm hiểu nguyên nhân thoái vốn để đưa ra phương án cải thiện, xử lý và khắc phục kịp thời.
- Chủ động công bố lên các trang thông tin để ổn định tình hình công ty và tránh tâm lý tiêu cực, hoang mang trong nội bộ.
Xem thêm: Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh
- Lên kế hoạch và chiến lược kinh doanh mới để tăng nguồn vốn đầu tư.
- Tìm kiếm đối tác mới thay cho việc cổ đông tự bán cổ phần của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ về đối tác của mình để quá trình hợp tác được hiệu quả lâu dài.
- Tập trung vào các lĩnh vực là thế mạnh, chủ chốt của doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư mới và cũng là thời điểm để ổn định lại doanh nghiệp.
Các hình thức thoái vốn
Để hiểu thoái vốn là gì, chúng ta không nên bỏ qua các hình thức thoái vốn hiện nay. Bao gồm:
Bán trực tiếp tài sản
Ở hình thức thoái vốn này, công ty mẹ sẽ bán công ty con hoặc một số tài sản thuộc quyền sở hữu như thiết bị máy móc hoặc bất động sản. Nếu như trong quá trình bán tài sản mà có lãi thì bên chịu thuế chính là công ty mẹ.
Tiền mặt là hình thức thanh toán trong các hoạt động mua bán hoặc giao dịch này. Vì thế, mọi quá trình giao dịch sẽ không áp dụng qua chuyển khoản hay bất kỳ hình thức nào khác mà sẽ nhận tiền trực tiếp.
Hình thức thoái vốn chia tách
Thoái vốn chia tách hay còn được gọi là Spin off, áp dụng cho các giao dịch không mất tiền thuế và không sử dụng tiền mặt. Hình thức này chính là việc tách khỏi công ty mẹ của các công ty con để hoạt động độc lập về mọi mặt. Sau khi chia tách xong, công ty này sẽ được phát hành cổ phiếu mới mà không chịu sự quản lý, giám sát bởi công ty mẹ.
Hình thức thoái vốn bán cổ phần khơi mào
Hình thức bán cổ phần khơi mào là việc công ty mẹ thực hiện bán một tỷ lệ vốn nhất định của công ty con về vốn chủ sở hữu. Quá trình bán sẽ được áp dụng trên thị trường chứng khoán. Đây là hình thức chuyển nhượng đầu tiên, việc mua bán cổ phiếu bằng tiền mặt được thực hiện công khai, các giao dịch hoàn toàn miễn phí.
Sau khi bán một phần cổ phần ra bên ngoài thì công ty con sẽ nhận được nhiều sự quan tâm từ thị trường cũng như các nhà đầu tư. Lúc này, việc quản lý, sở hữu vẫn do công ty mẹ quyết định. Nhờ đó, sau một thời gian ngắn, giá cổ phiếu sẽ tăng lên và mang lại lợi nhuận đáng kể.
Kết luận
Trên đây là những phân tích chi tiết về thoái vốn là gì và các hình thức thoái vốn phổ biến hiện nay của Kế Toán Gia Khang. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các doanh nghiệp sẽ áp dụng cách thoái vốn khác nhau nhằm thúc đẩy và duy trì sự phát triển của mình.