Thặng dư vốn cổ phần là một trong những từ khóa được tìm kiếm khá nhiều trong thời gian gần đây. Vậy thặng dư vốn cổ phần là gì và có những quy định gì trong doanh nghiệp về vấn đề này? Kế Toán Gia Khang sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây.
Vốn cổ phần là gì?
Trước khi tìm hiểu về thặng dư vốn cổ phần là gì, các bạn hãy nắm qua về vốn cổ phần. Theo đó, vốn cổ phần chính là số tiền được các cổ đông trong công ty góp vào với mục tiêu giữ vững, phát triển và ổn định hoạt động để hưởng lợi sau khi đã trừ thuế. Các thành viên trong công ty và chủ doanh nghiệp góp vốn với nhau gọi là vốn chủ sở hữu.
Công ty sẽ phải đánh giá thường xuyên, phát hành cổ phần để tăng vốn cổ phần. Đây cũng là cách giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư.
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Sự chênh lệch giữa giá công ty phát hành với giá cổ phiếu chính là thặng dư vốn cổ phần. Trong đó, thặng dư vốn cổ phần có tên gọi tiếng Anh là Capital surplus.
- Giá phát hành cổ phiếu là số tiền thực tế để sở hữu cổ phiếu mà các nhà đầu tư bỏ ra.
- Mệnh giá cổ phiếu chính là giá trị danh nghĩa được các doanh nghiệp ấn định sẵn trong khoảng giá trị nhất định.
- Phát hành cổ phiếu là một loạt các hoạt động mà doanh nghiệp kêu gọi vốn hoặc có sự góp vốn từ các cá nhân, tổ chức khác để gia tăng nguồn vốn.
Vậy công thức tính thặng dư vốn cổ phần là gì được áp dụng như sau:
Thặng dư vốn cổ phần = số lượng cổ phiếu đã phát hành x (giá phát hành – mệnh giá cổ phiếu)
Quy định trong doanh nghiệp về thặng dư vốn cổ phần
Đối với các doanh nghiệp, thặng dư vốn cổ phẩn đã trở nên khá phổ biến và được Bộ Tài chính quy định rõ như sau:
Quy định về điều chỉnh tăng vốn cổ phần
Các doanh nghiệp có thể điều chỉnh trong một vài trường hợp để tăng vốn hoạt động cho mình như:
- Phát hành một lượng cổ phiếu nhất định và kêu gọi vốn dựa vào số lượng cổ phiếu đã bán.
- Kết chuyển khoản thặng dư để tăng vốn cổ phần nhưng với điều kiện là doanh nghiệp cần phải có đủ khoản chênh lệch trong cổ phiếu quỹ giữa giá bán với số vốn phải bỏ ra.
Hình 3: Quy định về điều chỉnh tăng vốn cổ phần trong doanh nghiệp
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký chữ ký số
Việc tăng vốn cổ phần thường xảy ra ở những trường hợp thuận lợi. Trong khi đó, doanh nghiệp không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi khi bán số cổ phiếu đó. Nếu số tiền nguồn vốn thặng dư cao hơn so với số lượng cổ phiếu quỹ bán ra thì quá trình điều chỉnh sẽ không được thực hiện. Lúc này, doanh nghiệp sẽ dựa vào chênh lệch của mệnh giá cổ phiếu với giá phát hành để tăng vốn điều lệ.
Quy định về hạch toán
Ở phần thặng dư vốn, số tiền chênh lệch sẽ được hạch toán nếu mệnh giá của cổ phiếu khi bán có giá trị cao hơn khi niêm yết. Tuy nhiên, quá trình hoạt động, thu nhập của doanh nghiệp sẽ không được hạch toán số tiền này vào.
Quy định về chênh lệch giảm
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, không một doanh nghiệp nào có thể khẳng định được giá trị cổ phiếu trong tương lai của mình sẽ như thế nào. Do đó, có những trường hợp doanh nghiệp chấp nhận bán giá cổ phiếu thấp hơn giá niêm yết kể cả loại mới phát hành. Điều này sẽ dẫn đến xuất hiện tình trạng chênh lệch giảm. Số tiền chênh lệch này sẽ được sử dụng để bù đắp mà không phải hạch toán chi phí. Nếu vẫn không đủ tiền để bù đắp thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ được trích ra từ các loại quỹ, lợi nhuận sau thuế.
Hình 4: Quy định trong doanh nghiệp về thặng dư vốn cổ phần
Quy định không bị tính thuế
Thặng dư vốn cổ phần đã được phân tích và hướng dẫn về cách tính toán ở trên. Theo đó, phần thặng dư này sẽ không được liệt kê vào thu nhập của doanh nghiệp và cũng không bị tính thuế giá trị gia tăng trong bất kỳ trường hợp nào.
Yếu tố ảnh hưởng đến thặng dư vốn cổ phần là gì?
Có nhiều yếu tố tác động đến thặng dư vốn cổ phần. Có thể kể đến như:
- Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta cũng như thế giới. Nếu có sự biến động về chính trị thế giới thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng khiến cho giá cổ phiếu dao động bất thường.
- Cổ phiếu tại thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu. Số lượng mua vào càng cao thì giá trị cổ phiếu sẽ tăng lên và ngược lại.
- Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội. Do đó, nếu doanh nghiệp nào có thông tin xấu, bất lợi thì giá trị cổ phiếu sẽ giảm đi đáng kể.
- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thặng dư vốn cổ phần.
Ngoài ra, các yếu khác như mức tăng trưởng GDP trong nước, tỷ giá chuyển đổi, lãi suất… cũng làm ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về thặng dư vốn cổ phần là gì cùng Kế Toán Gia Khang. Tùy từng trường cụ thể mà doanh nghiệp sẽ áp dụng chiến lược phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như giá trị cổ phiếu của mình.