Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư: Đặc điểm, hình thức và nội dung

Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư là thông tin được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây là thủ tục thỏa thuận giữa 2 bên khi kinh doanh. Hai bên sẽ kết hợp công sức và tài sản để thực hiện công việc chung. Việc lập hợp đồng sẽ phân chia rõ ràng quyền lợi, tài sản của 2 bên để tránh tranh cãi. Bài viết hôm nay Kế Toán Gia Khang sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về việc lập hợp đồng hợp tác đầu tư đúng pháp luật. 

Hợp đồng hợp tác đầu tư là gì?

Đây là hợp đồng, thỏa thuận được lập ra giữa các bên đầu tư trước khi kết hợp làm ăn. Nội dung sẽ phân chia rõ nhiệm vụ, tài sản, lợi nhuận của từng bên khi thực hiện công việc. Việc lập hợp đồng hợp tác đầu tư sẽ hạn chế việc tranh chấp, cự cãi khi giữa các bên khi làm ăn. 

mau hop dong hop tac dau tu 2
Hợp đồng hợp tác đầu tư là thỏa thuận có giá trị pháp lý khi các bên cùng làm ăn

Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư có thể lập tại các cá nhân, không cần thành lập tổ chức kinh tế. Dựa vào Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức,… về việc cùng đóng góp công sức, tài sản khi thực hiện công việc nhất định. Mỗi bên sẽ cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm cùng nhau”. 

1. Đặc điểm mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư

  • Nội dung hợp đồng hợp tác đầu tư của các bên được xây dựng theo hướng hỗ trợ lẫn nhau, gắn kết quyền và nghĩa vụ để sản xuất kinh doanh, thu lợi nhuận 
  • Hợp đồng hợp tác đầu tư mang tính chất song vụ 
  • Hình thức trong hợp đồng không quy định bắt buộc bằng văn bản hay miệng 
  • Để tránh việc phát sinh tranh chấp, các bên cần thỏa thuận rõ ràng về ý chí, mong muốn của từng bên 
  • Chủ thể hợp đồng hợp tác đầu tư là nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân đang hoạt động kinh doanh trong nước và nước ngoài) 
Mẫu hợp đồng góp vốn. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác đầu tư
Đặc điểm của hợp đồng hợp tác đầu tư

2. Nội dung mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư chuẩn nhất

  • Tên, địa chỉ, người đại diện của các bên thỏa thuận, tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư (có thẩm quyền pháp lý) 
  • Địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án, công việc đầu tư 
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động của các bên khi đầu tư kinh doanh 
  • Đóng góp của các bên khi tham gia kết hợp, thỏa thuận hợp đồng 
  • Phân chia kết quả đầu tư kinh doanh của mỗi bên 
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện, hoàn thành hợp đồng 
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia khi thỏa thuận hợp đồng 
  • Phương thức sửa đổi, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng 
  • Trách nhiệm phải chịu nếu vi phạm hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia ký kết
mau hop dong hop tac dau tu 1
Nội dung của hợp đồng hợp tác đầu tư

Hợp đồng hợp tác đầu tư cần công chứng hay không? 

Bộ Luật Dân sự đã quy định hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư có thể lập bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản cụ thể. Bộ Luật không quy định các nhà đầu tư phải giao kết bằng một hình thức nhất định. Do đó các nhà đầu tư có thể đem hợp đồng hợp tác đầu tư đi công chứng, chứng thực hoặc không. Dù không công chứng nhưng thỏa thuận được lập vẫn có giá trị pháp lý.

Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư đúng pháp luật 

Sau khi nắm được một số thông tin về hợp đồng này, bạn hãy bỏ túi mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư đúng pháp luật do Kế Toán Gia Thành cập nhật. Bạn nên tham khảo, sử dụng bản mẫu này khi thực hiện thỏa thuận với đối tác để đảm bảo giá trị pháp lý. Quá trình đầu tư, hợp tác, kinh doanh của mọi người sẽ minh bạch, rõ ràng và an toàn hơn. Cụ thể: 

                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                          HỢP ĐỒNG HỢP TÁC ĐẦU TƯ

Số ……/……………

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ theo quy định của Luật thương mại năm 2005;

Căn cứ vào tình hình thực tế năng lực và nhu cầu của hai bên.

Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí của các bên.

Hôm nay, ngày….., tháng….., năm….. tại……………………. chúng tôi gồm có: 

Công ty:……………………………. ( Sau đây gọi tắt là bên A)

Địa chỉ:…………………….

Đại diện: Ông/ Bà…………………………… Chức vụ:………………………….

CMND:Số:……………… Cấp ngày……….. Tại…………. 

Điện thoại:…………………………………….

Email:………………………………………….

Số tài khoản:………………………….. Tại…………………………………….

Và: Công ty:……………………………. ( Sau đây gọi tắt là bên B)

Địa chỉ:…………………….

Đại diện: Ông/ Bà ……………  Chức vụ:…………… 

CMND: Số :………… Cấp ngày………………… Tại …… 

Điện thoại:…………………………………….

Email:………………………………………….

Số tài khoản :………………………….. Tại ………… 

Sau khi bàn bạc, thỏa thuận, các Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng hợp tác đầu tư (Hợp đồng này) với những điều khoản cụ thể như sau:

Điều 1. Mục đích hợp tác 

Bên A và bên B đồng ý cùng nhau hợp tác……..

Điều 2. Thời hạn hợp tác

Thời hạn hợp tác tại Điều 1 hợp đồng này là … tháng, kể từ ngày …/ …/ … đến ngày … / … / …

Điều 3. Tài sản đóng góp

1. Tài sản đóng góp của bên A:

Tên tài sản: …

Chủng loại tài sản: …

Số lượng tài sản: …

Chất lượng tài sản: …

Giá trị tài sản là: … đồng (Bằng chữ: …)

Thời điểm đóng góp tài sản là ngày …/ …/ …

Địa điểm đóng góp tài sản tại: …

Phương thức đóng góp tài sản: …

(Bên A và bên B thực hiện thỏa thuận và xác định giá trị tài sản của mỗi bên theo quy định của pháp luật).

2. Tài sản đóng góp của bên B:

Tên tài sản: …

Chủng loại tài sản: …

Số lượng tài sản: …

Chất lượng tài sản: …

Giá trị tài sản là: … đồng (Bằng chữ: …)

Thời điểm đóng góp tài sản là ngày …/ …/ …

Địa điểm đóng góp tài sản tại: …

Phương thức đóng góp tài sản: …

(Bên A và bên B thực hiện thỏa thuận và xác định giá trị tài sản của mỗi bên theo quy định của pháp luật).

Điều 4. Đóng góp bằng sức lao động

Bên A đóng góp bằng sức lao động  …

Bên B đóng góp bằng sức lao động  …

(Bên A và bên B thoả thuận nội dung đóng góp bằng sức lao động (nếu có) và ghi cụ thể vào hợp đồng này).

Điều 5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức

1. Lợi nhuận từ hợp đồng hợp tác chỉ được cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

Lợi nhuận được chia cho thành viên: Tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp; Bên A được hưởng … %, bên B được hưởng … % trên tổng số lợi nhuận được chia.

Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày …/ … / …, kết thúc vào ngày …/ …/ …

2. Nguyên tắc chịu lỗ: Tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp;  

3. Chi phí hoạt động, bao gồm:

Tiền mua nguyên vật liệu: …

Tiền lương, chế độ cho người lao động: … 

Chi phí điện, nước: …

Khấu hao tài sản: …

Chi phí bảo dưỡng: …

Chi phí dự phòng khác: …

Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác

Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.

Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.

Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.

Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình.

Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên.

Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác.

Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

(Các thành viên thỏa thuận việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện   

(Các thành viên thoả thuận căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo quy định của pháp luật và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).

Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Giao dịch dân sự do chủ thể là người đại diện hoặc thành viên hợp tác tại Điều này xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.

Điều 8. Điều kiện tham gia và rút khởi hợp đồng hợp tác

1. Điều kiện tham gia: Cá nhân, pháp nhân muốn trở thành thành viên mới của hợp đồng phải được sự đồng ý ít nhất của 75% tổng số thành viên hợp tác.

2. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

Theo thoả thuận của các thành viên hợp tác (Các thành viên hợp tác thoả thuận cụ thể các điều kiện rút khỏi hợp đồng hợp tác và ghi vào trong hợp đồng hợp này).

Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của ít nhất 75% tổng số thành viên hợp tác.

3. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

4. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo hợp đồng này và quy định của pháp luật.

Điều 9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).

Điều 10. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì bên A và bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp bên A và bên B không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Chi phí khác

Chi phí thực hiện các thủ tục liên quan đến hợp đồng hợp tác tại cơ quan có thẩm quyền do … chịu trách nhiệm thực hiện thanh toán theo quy định của pháp luật.

Lệ phí công chứng, chứng thực hợp đồng này do … chịu trách nhiệm thực hiện thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 12. Cam đoan của các bên

1. Bên A cam đoan:

Thông tin về nhân thân, thửa đất ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

Thửa đất cho thuê thuộc trường hợp được cho thuê theo quy định của pháp luật;

Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Thửa đất cho thuê không có tranh chấp; Thửa đất cho thuê không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.

2. Bên B cam đoan:

Những thông tin về nhân thân ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu thửa đất cho thuê (nếu có);

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.

Điều 13. Điều kiện chấm dứt hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây: Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác; Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; Mục đích hợp tác đã đạt được; Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 6 của hợp đồng này. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người.

Điều 14. Các thoả thuận khác

Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.  

                        BÊN A                                                               BÊN B

(Chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))           (Chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

FAQ về hợp đồng hợp tác đầu tư 

1. Chi nhánh có được tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư không?

Đây là dạng hợp đồng, văn bản thỏa thuận nên chủ thể, các bên tham gia ký kết cần có năng lực hành vi dân sự. Do đó chi nhánh công ty không được tự nhân danh để tham gia, ký kết hợp tác đầu tư kinh doanh. Các chi nhánh chỉ được đóng vai trò là đại diện ủy quyền của công ty chủ quản khi ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư. 

2. Hợp tác đầu tư với người nước ngoài cần xin cấp GCN đăng ký đầu tư hay không? 

Dựa theo Luật đầu tư 2020, quy định đối với hợp đồng hợp tác đầu tư, nếu nhà đầu tư là người nước ngoài thì cần xin cấp GCN đăng ký đầu tư đúng hợp đồng BCC. Trong trường hợp không xin cấp GCN, hợp đồng hợp tác đầu tư sẽ không có hiệu lực, giá trị pháp lý khi ký kết. 
Lập hợp đồng hợp tác đầu tư với người nước cần xin cấp GCN hợp đồng BCC 

3. Tranh chấp nào thường xảy ra trong hợp đồng hợp tác đầu tư? 

Tranh chấp xảy ra luôn khó giải quyết nếu việc kinh doanh không thành lập doanh nghiệp mới đã triển khai hợp tác đầu tư kinh doanh theo hợp đồng. Nhiều hợp đồng hợp tác đầu tư còn triển khai dự án, công việc thông qua một đơn vị trung gian (Dùng chi nhánh, Dùng hộ kinh doanh cá thể,…). Nghĩa vụ và quyền lợi giữa các bên đầu tư, góp công sức/tài chính sẽ không minh bạch, rõ ràng khi xảy ra tranh chấp.
Vốn đầu tư được quản lý mà không thành lập công ty độc lập cũng là yếu tố chính khiến hợp đồng hợp tác đầu tư xảy ra tranh chấp. Lúc này việc thu hồi, rút vốn giữa các bên sẽ xảy ra tranh chấp. 

Lời kết 

Bài viết trên Kế Toán Gia Khang đã tổng hợp thông tin chi tiết về mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư đúng pháp luật. Nếu quý anh chị còn băn khoăn, cần hỗ trợ bởi luật sư khi lập hợp đồng hợp tác. Chúng tôi cam kết hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh (mọi lĩnh vực) được lập ra đều có giá trị pháp lý. Anh chị hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua: 

CÔNG TY TNHH LUẬT GIA KHANG – Đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp

  • Địa chỉ CS1: 347 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
  • Địa chỉ CS2: 144, 146, 148 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
  • Hotline: 0886 12 15 66 – 0915 18 90 66 
  • Email: luatgiakhang@gmail.com
  • Website: Ketoangiakhang.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886 12 15 66