Lợi nhuận gộp là một trong những tiêu chí quan trọng không thể thiếu khi nói về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Để quản lý được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì đây là những số liệu rất quan trọng. Đồng thời, những số liệu này cũng được doanh nghiệp dựa vào để lựa chọn ra những cổ phiếu, trái phiếu. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Cùng Kế Toán Gia Khang tìm hiểu ngay nhé!
Lợi nhuận gộp là gì?
Gross Profit được viết theo tiếng Việt là lợi nhuận gộp, đây là phần chênh lệch giữa chi phí bỏ cho các khoản về sản phẩm hay các khoản khấu trừ cho các chi phí của dịch vụ, sản phẩm với doanh thu bán sản phẩm. Chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là một khoản lợi nhuận của doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi những chi phí cho sản phẩm đó của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sẽ xem xét và đánh giá về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình qua phần lợi nhuận này. Bởi vậy, đây là một số liệu vô cùng quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp có đặc điểm chung là gì? Cách tính lợi nhuận gộp
Cùng tìm hiểu về đặc điểm chung và cách tính lợi nhuận gộp ngay dưới đây:
Đặc điểm chung của lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp là một chỉ số biểu diễn rõ ràng nhất về hiệu quả hoạt động của các thành phần đóng góp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy mà lợi nhuận gộp được coi như một thang đo cho sự thành công của doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng bởi những loại chi phí như:
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí kho bãi, địa điểm, bảo quản hàng hóa;
- Chi phí tiếp thị sản phẩm.
- Chi phí giá nguyên vật liệu (bao gồm các phí vận chuyển);
- Chi phí sử dụng lao động;
- Chi phí khấu hao trong sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hướng dẫn công thức tính lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí
Trong đó:
- Giá vốn hàng bán là tất cả những chi phí phải bỏ ra để doanh nghiệp sản xuất hàng hóa bao gồm: marketing, quản lý doanh nghiệp, nhân sự, nguyên vật liệu, kho hàng, vận chuyển…
- Doanh thu thuần là tổng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ hay bán sản phẩm của doanh nghiệp.
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại, thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Lợi nhuận gộp sẽ đi cùng với tỷ suất lợi nhuận gộp. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp hay hệ số biên lợi nhuận được tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu
Để xem được doanh nghiệp trên thị trường có đang hoạt động tốt hay không, doanh nghiệp sẽ tính tỷ suất lợi nhuận gộp sau đó so sánh với mức trung bình của ngành. Doanh nghiệp sẽ cần phải giảm bớt chi phí nếu tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn mong đợi hoặc bị giảm.
Công thức tính lợi nhuận gộp
Ví dụ: Sau khi tính thuế cùng với các khoản giảm trừ doanh thu khác doanh nghiệp thu được 200.000.000 VNĐ. Giả dụ như chi phí hàng hóa phải bỏ ra là 50.000.000 VNĐ cho việc sản xuất vật liệu, 70.000.000 VNĐ cho chi phí phải trả cho nhân công. Trong trường hợp này, lợi nhuận gộp của công ty được tính như sau:
200.000.000 – (50.000.000 + 70.000.000) = 80.000.000 VNĐ
Vậy mức lãi gộp sau khi trừ đi những chi phí bỏ ra là 80.000.000 VNĐ.
Tầm quan trọng của lợi nhuận gộp đối với doanh nghiệp
Để đánh giá được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm thì lợi nhuận gộp sẽ là số liệu mà doanh nghiệp dựa vào. Hiện nay, trong các doanh nghiệp vẫn có thể mắc sai lầm trong quá trình tính toán lợi nhuận gộp hay phần lãi và lỗ bởi trong quy trình sản xuất, kinh doanh sẽ phải bao gồm rất nhiều khâu và thành phần.
Việc tính toán lợi nhuận gộp sẽ rất khó khăn với những hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Họ thường dựa vào cảm tính nên trong phần tính toán sẽ không được rõ ràng. Một điều vô cùng quan trọng để có thể tính toán được lợi nhuận gộp là bạn cần phải vạch ra chi tiết từng loại chi phí và vai trò của nó khi bạn kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn có thể đánh giá trực quan hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Từ đó, doanh nghiệp sẽ vạch ra những chiến lược kinh doanh sao cho hợp lý và có thể kiểm soát được phần chi phí bỏ ra.
Tầm quan trọng của lợi nhuận gộp
Một thang đo để xem doanh nghiệp có đang hoạt động tốt, có thành công hay không sẽ dựa vào lợi nhuận gộp. Những số liệu này đóng vai trò rất lớn để quyết định xem doanh nghiệp có nên mở rộng quy mô hoạt động của mình không. Dựa vào các chỉ số mà doanh nghiệp tính toán ra, từ đó sẽ xem xét được về các nguồn chi phí để có thể quản lý kinh doanh tốt hơn, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn hơn.
Không những vậy, lợi nhuận gộp còn là một thước đo để đánh giá và so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Những chỉ số này nói lên được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chỉ số lợi nhuận gộp cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh thì chứng tỏ doanh nghiệp của bạn đang làm tốt hơn so với họ.
Tuy nhiên, ngoài chỉ số lợi nhuận gộp ra thì khi lựa chọn đầu tư vào các doanh nghiệp thì các nhà đầu tư cũng cần phải xem xét các chỉ số tài chính khác để đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho mình.
Lời kết
Chắc hẳn qua đây đã giúp bạn hiểu rõ lợi nhuận gộp là gì cũng như ý nghĩa và vai trò của chỉ số này. Hy vọng những thông tin trên chia sẻ hữu ích đến bạn. Nếu bạn có bất cứ thông tin gì cần giải đáp, hãy liên hệ ngay đến kế toán Gia Khang để được giải đáp nhanh chóng.
CÔNG TY TNHH LUẬT GIA KHANG – Đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp
- Địa chỉ: 347 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM
- 144 – 146 – 148 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM
- Điện thoại: 0886 12 15 66 – 0915 18 90 66
- Email: luatgiakhang@gmail.com
- Website: https://Ketoangiakhang.vn