Hạch toán thuế môn bài là gì? Cách thức hạch toán chuẩn xác

Hạch toán thuế môn bài là điều mà bất cứ hộ kinh doanh hay doanh nghiệp, tổ chức nào cũng phải nộp. Vậy đây là loại thuế gì? Cách thức hạch toán khoản thuế này như thế nào? Để biết rõ chi tiết mời bạn đọc cùng Kế Toán Gia Khang tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé.

Hạch toán thuế môn bài là gì?

Để hiểu được cách hạch toán thuế môn bài bạn phải biết được thuế môn bài là gì? Đây là một loại sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh, doanh nghiệp. Thuế môn bài sẽ được thu hàng năm và mức thu sẽ theo quy định của pháp luật.

Thuế môn bài là khoản lệ phí phải nộp mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm theo vốn điều lệ kinh doanh
Thuế môn bài là khoản lệ phí phải nộp mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm theo vốn điều lệ kinh doanh

Thuế môn bài được các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải đóng hàng năm theo vốn điều lệ đăng ký. Hạch toán chi phí thuế môn bài sẽ là việc ghi bút toán chi phí này vào các sổ sách kế toán của công ty.

Hướng dẫn cách hạch toán thuế môn bài chuẩn xác, đơn giản nhất

Để hạch toán được thuế môn bài sẽ có 3 trường hợp chính sau bạn phải chú ý. Bao gồm:

1. Hạch toán thuế khi nộp tờ khai thuế môn bài

Trường hợp ghi bút toán đầu tiên cần phải thực hiện đó là hạch toán khi nộp tờ khai thuế môn bài. Dựa vào tờ khai thuế môn bài đã nộp cho cơ quan thuế để hạch toán, người kế toán sẽ ghi sổ bút toán đó. 

Chú ý: bạn cần phải kiểm tra doanh nghiệp của mình áp dụng theo chế độ thông tư 133 hay thông tư 200 để hạch toán. Bởi vì nếu hạch toán sai công ty sẽ bị phạt lên đến 10 triệu.

Hạch toán chính xác thuế môn bài sẽ giúp doanh nghiệp không phải chịu những khoản phát không đáng có
Hạch toán chính xác thuế môn bài sẽ giúp doanh nghiệp không phải chịu những khoản phát không đáng có

Nếu doanh nghiệp bạn áp dụng theo thông tư 200 sẽ thực hiện hạch toán thuế môn bài ghi bút toán như sau:

Nợ 6425 – Thuế, phí và lệ phí.

         Có TK 3338 – Các loại thuế khác liên quan phải đóng (Chi tiết 33382).

Nếu doanh nghiệp áp dụng theo thông tư 133 sẽ tiến hành hạch toán thuế môn bài ghi bút toán như sau:

Nợ 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp về các khoản phải chi tiêu.

         Có TK 3338 – Các loại thuế khác liên quan phải đóng (Chi tiết 33382).

2. Hạch toán thuế khi nộp tiền vào ngân sách của nhà nước

Khi công ty bạn nộp tiền thuế môn bài vào ngân sách nhà nước thì bạn sẽ tiến hành ghi bút toán như sau:

Nợ TK 3338 (Chi tiết 33382).

         Có TK 111, 112.

3. Hạch toán tiền phạt khi nộp thuế môn bài chậm

Trong trường hợp nếu doanh nghiệp nộp thuế môn bài chậm sẽ phải nộp tiền phạt theo mức quy định. Khi đó bạn ghi bút toán như sau:

Nợ TK 811: Chi phí khác.

         Có TK 3339: Phí lệ phí, các khoản phải nộp của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp đã nộp tiền phạt và dựa theo giấy nộp tiền vào ngân sách bạn sẽ ghi như sau:

Nợ TK 3339: Phí lệ phí, các khoản phải nộp của doanh nghiệp.

         Có TK 111/112.

Cuối kỳ kết chuyển bút toán bạn thực hiện ghi như sau:

Nợ TK 911.

         Có TK 811.

Một số lưu ý quan trọng khi hạch toán thuế môn bài

Việc nắm rõ những lưu ý quan trọng về thuế môn bài sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh được những khoản phạt không đáng có. Cụ thể:

1. Thời hạn khai thủ tục và nộp lệ phí môn bài

Theo quy định mới nhất trước khi nộp thuế môn bài doanh nghiệp cần phải làm thủ tục nộp tờ khai lệ phí môn bài. Thời gian nộp tờ khai hạn chót là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể hơn là ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi hạch toán chi phí môn bài cần phải nộp tờ khai và nộp lệ phí đúng thời hạn

Nếu trường hợp ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh khác với ngày cấp phép sẽ có thời gian đóng khác. Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài ở đây là 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/1/2020 đến 30/1/2020 thời hạn nộp lệ phí môn bài là ngày 30/1/2020. Đối với doanh nghiệp thành lập ngày 31/1/2020 trở đi thời hạn nộp lệ phí môn bài là ngày cuối cùng của thời hạn khi nộp tờ khai lệ phí môn bài của doanh nghiệp.

2. Hình thức nộp thuế môn bài

Sẽ có 2 cách thức để doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài là nộp trực tiếp và nộp gián tiếp. Ở cách nộp trực tiếp sẽ thông qua chữ ký số điện tử của doanh nghiệp trích từ tài khoản công ty ra. Ở cách nộp gián tiếp thì bạn có thể nộp qua ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ thực hiện chức năng tự động chuyển vào kho bạc nhà nước.

Thuế môn bài khoản phí bắt buộc doanh nghiệp cần phải đóng

3. Khoản phạt nộp chậm tờ khai và lệ phí môn bài

Đối với trường hợp chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài sẽ bị phạt như sau:

  • Nộp chậm từ 01 – 05 ngày, có tình tiết giảm nhẹ chỉ bị phạt cảnh cáo.
  • Nộp chậm từ 01 – 10 ngày mức phạt từ 400.000 VND – 1.000.000 VND.
  • Nộp chậm từ 11 – 20 ngày mức phạt từ 800.000 VND – 2.000.000 VND.
  • Nộp chậm từ 21 – 30 ngày mức phạt từ 1.200.000 VND – 3.000.000 VND.
  • Nộp chậm từ 31 – 40 ngày mức phạt từ 1.600.000 VND – 4.000.000 VND.
  • Nộp chậm từ 41 – 90 ngày mức phạt từ 2.000.000 VND – 5.000.000 VND.
  • Nộp chậm trên 90 ngày mức phạt từ 3.500.000 VND – 5.000.000 VND.

Đối với trường hợp chậm nộp thuế môn bài sẽ tính theo công thức cụ thể như sau: Số tiền chậm phải nộp = mức lệ phí môn bài x 0.03% x số ngày đóng chậm thuế nộp.

Lời kết

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn rõ hơn về hạch toán thuế môn bài. Nếu có gì thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin gì bạn hãy liên hệ ngay với Kế Toán Gia Khang nhé.

CÔNG TY TNHH LUẬT GIA KHANG – Đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp

  • Địa chỉ: 347 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM
  • 144 – 146 – 148 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM
  • Điện thoại: 0886 12 15 66 – 0915 18 90 66 
  • Email: luatgiakhang@gmail.com  

Website: https://Ketoangiakhang.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886 12 15 66