Định nghĩa giá vốn hàng bán là gì và những khái niệm xung quanh

Với những người lần đầu tiên tiếp xúc với thuật ngữ giá vốn hàng bán thì có thể chưa hình dung ngay được ý nghĩa của nó là như thế nào. Hãy cùng Kế Toán Gia Khang tìm hiểu cụ thể giá vốn hàng bán là gì và một số những khái niệm cơ bản xung quanh nó qua nội dung dưới đây.

Khái niệm giá vốn hàng bán là gì?

Tên tiếng Anh của giá vốn hàng bán Cost Of Goods Sold (COGS), được hiểu là tổng hợp toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra sản phẩm. Hay nói cách khác, nó là phần chi phí cần phải bỏ ra trong một kỳ sản xuất để tạo ra giá trị của sản phẩm sẽ được tiêu thụ ra thị trường.

Giá vốn hàng bán có tên tiếng Anh là Cost Of Goods Sold
Giá vốn hàng bán có tên tiếng Anh là Cost Of Goods Sold

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty TNHH – Kế toán Gia Khang

Vậy cụ thể giá vốn hàng bán là gì? Nó chính là các phần chi phí liên quan đến các hạng mục như chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp. Còn các phần chi phí gián tiếp khác như chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị,… không thuộc danh mục giá vốn hàng bán.

Thông số giá vốn hàng bán được ghi nhận cùng với thời điểm gi nhận doanh thu bán hàng. Tức là nó được ghi nhận trong các trường hợp sau:

  • Khi phần lớn các lợi ích cũng như rủi ro của sản phẩm đã được chuyển giao cho khách hàng, đối tác.
  • Khi có cơ sở để chắc chắn tương đối rằng doanh thu đã được xác định.
  • Có lợi ích kinh tế từ việc giao dịch bán hàng.
  • Những chi phí liên quan được xác định.

Ý nghĩa của giá vốn hàng bán

Ý nghĩa của giá vốn hàng bán là gì trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp? Trong các bản báo cáo tài chính, giá vốn hàng bán chính là một trong những hạng mục mà nhiều chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Bởi vì thông qua nó mà người ta sẽ xác định được phần lợi nhuận gộp – thước đo sinh lời của doanh nghiệp. 

Ý nghĩa của giá vốn hàng bán
Ý nghĩa của giá vốn hàng bán

Việc có được cụ thể các thông số này trong kỳ sản xuất sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu suất hoạt động của công ty. Từ đó, có các đánh giá thiết thực về công tác quản lý vật tư và lao động sản xuất của doanh nghiệp mình.

Các phương thức tính giá vốn hàng bán là gì?

Công thức tính giá vốn hàng bán là gì? Nó có phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể nào hay không?

Với những câu hỏi trên, Kế Toán Gia Khang cho bạn câu trả lời, đó là công thức tính giá vốn hàng bán phụ thuộc cách chúng ta dùng để tính giá vốn hàng tồn kho. Một đơn vị sản xuất có thể lựa chọn sử dụng công thức tính giá vốn hàng tồn kho cho phù hợp. 

Các phương thức tính giá vốn hàng bán
Các phương thức tính giá vốn hàng bán

Theo đó, các phương thức tính giá trị hàng tồn kho như sau:

Phương pháp Nhập trước – Xuất trước: FIFO

Theo phương pháp này thì cứ hàng hóa nào được mua về trước hoặc hoàn thiện trước thì sẽ được xuất hàng trước. Khi xu hướng giá phát triển theo chu kỳ tăng lên, việc áp dụng phương pháp này sẽ thuận thế mà bán những sản phẩm ít tiền đầu tiên. Thu nhập ròng cũng sẽ dần dần được tích lũy.

Với những đơn vị sản xuất và phân phối các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn hoặc thuộc lĩnh vực đồ điện tử, đồ công nghệ thì thường sẽ áp dụng FIFO. Nó sẽ giúp hạn chế được một số những vấn đề liên quan đến trượt giá, hết hạn sản phẩm…

Phương pháp Nhập sau – Xuất trước: LIFO

Theo phương pháp này, cứ hàng hóa được mua về sau cùng thì sẽ nằm trong diện được xuất hàng trước. Với chu kỳ giá phát triển theo hướng tăng lên thì các sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ được bán trước. Thu nhập ròng sẽ theo chiều hướng dần dần giảm.

Thường những mặt hàng như giày dép, quần áo… với nguy cơ bị lỗi thời cao sẽ được áp dụng phương pháp LIFO. Tuy nhiên, việc áp dụng phương thức này cũng không hẳn được áp dụng hoàn toàn trong các lĩnh vực này vì theo nhiều chuyên gia, nó không thực sự đáng tin cậy. Nhất là khi mà giá trị của các sản phẩm cũ lỗi thời hơn với mức giá thị trường hiện thực.

Phương pháp Bình quân gia quyền

Đây là một phương pháp tính phổ biến, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Theo đó, công thức tính của giá vốn hàng tồn kho như sau:

MAC = (A+B)/C

Với:

  • MAC là giá vốn sản phẩm tính theo bình quân tức thời.
  • A là giá trị kho trước khi nhập. Nó được tính theo công thức = Tồn kho trước nhập x Giá vốn sản phẩm tính theo bình quân tức thời trước nhập.
  • B là giá trị kho nhập mới. Công thức tính cho nó là: B = Tồn nhập mới x Giá nhập kho đã phân bổ chi phí.
  • C là Tổng tồn. Nó = Tồn trước nhập + Tồn sau nhập.

Phương pháp Bình quân gia quyền

Phương pháp xác định đặc biệt

Để doanh nghiệp có thể xác định rõ xem loại hàng nào đã bán và chi phí của nó như nào thì phương pháp xác định đặc biệt sẽ được áp dụng. Nó thể hiện chi phí cụ thể cho từng đơn vị hàng hóa với mục tiêu tìm ra thông số hàng tồn kho cuối kỳ cũng như giá vốn hàng bán cho từng kỳ sản xuất.

Ngoài những đơn vị sản xuất kinh doanh thông thường, phương pháp xác định đặc biệt cũng thường được dùng trong một số lĩnh vực đặc thù. Ví dụ như bất động sản, mua bán sản xuất ô tô, kinh doanh đồ trang sức quý hiếm…

Kết luận

Trên đây là một số những nội dung cơ bản liên quan đến giá vốn hàng bán. Mong rằng bài viết của Kế Toán Gia Khang đã giúp các bạn có những hiểu biết cụ thể xem giá vốn hàng bán là gì. Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!

CÔNG TY TNHH LUẬT GIA KHANG – Đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp

  • Địa chỉ CS1: 347 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
  • Địa chỉ CS2: 144, 146, 148 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
  • Hotline: 0886 12 15 66 – 0915 18 90 66 
  • Email: luatgiakhang@gmail.com
  • Website: Ketoangiakhang.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886 12 15 66