Điểm hòa vốn được nhắc đến khá nhiều trong kinh doanh và tài chính? Vậy điểm hòa vốn là gì? Điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Thông tin bài viết dưới đây của Kế Toán Gia Khang sẽ giúp bạn giải đáp.
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn được gọi bằng tiếng Anh là Break Even Point và viết tắt là BEP. Đây chính là điểm được đặt làm mốc khi doanh thu bằng với chi phí của doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp không lỗ nhưng cũng không có lãi.
Có thể xác định điểm hòa vốn bằng doanh thu và sản lượng. Cụ thể:
- Thời gian hòa vốn trong năm có đơn vị tính là thời gian.
- Sản lượng sản phẩm doanh nghiệp đã sản xuất được có đơn vị tính là sản phẩm.
- Doanh số tiêu thụ có đơn vị tính là tiền.
Ý nghĩa của điểm hòa vốn
Ý nghĩa của điểm hòa vốn là gì các bạn cũng nên nắm được để áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình. Theo đó, doanh nghiệp sẽ dựa vào BEP để biết được sản lượng cũng như doanh thu, cơ cấu chi phí, lỗ hay lãi… Cụ thể một số ý nghĩa đáng chú ý của điểm hòa vốn đó là:
- Điểm hòa vốn là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của sản phẩm.
- Giúp doanh nghiệp tự biết thiết lập mức giá cho sản phẩm của mình một cách cân đối và hợp lý.
- Dựa vào điểm hòa vốn để thiết lập mức giá không quá rẻ hay quá đắt nhằm đạt được lợi nhuận tốt nằm trong giới hạn chấp nhận của người mua.
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi tên công ty
Hình 2: Ý nghĩa của điểm hòa vốn
- Dựa vào điểm hòa vốn để xác định mối quan hệ của sản lượng bán, lợi nhuận thu và chi phí sản xuất. 3 yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp sẽ biết được doanh thu cần phải đạt được để áp vào những chi phí đã chi trả từ thời gian sản xuất, sản lượng cũng như mức doanh thu…
- Phân tích được điểm hòa vốn là gì sẽ giúp doanh nghiệp xác định được ngân sách hoạt động, giao dịch quyền chọn và giao dịch chứng khoán.
- Phân tích, xây dựng chiến lược kinh doanh theo hướng thuận lợi nhất để tạo ra nguồn lợi lâu dài cho doanh nghiệp.
- Điều quan trọng của điểm hòa vốn là biết được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Để có thể lấy lại được số vốn ban đầu, các doanh nghiệp cần phải tập trung tính toán, xác định hướng đi phù hợp khi đến điểm hòa vốn. Nếu vẫn chưa đến được điểm này thì doanh nghiệp vẫn đang lỗ và cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có lãi.
Các điểm hòa vốn hiện nay
Các điểm hòa vốn hiện nay bao gồm 2 loại chính dưới đây:
Điều hòa vốn tài chính
Điểm hòa vốn này chính là thời điểm mà tổng lợi nhuận thu được bằng tổng số chi phí đầu tư ban đầu và số vốn vay trước đó phải trả. Lúc này, doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế gần như bằng không.
Điểm hòa vốn kinh tế
Điểm hòa vốn kinh tế chính là thời điểm mà tổng lợi nhuận thu được bằng tổng các loại chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra từ ban đầu như: Chi phí biến đổi, phí đầu tư cố định, nguyên vật liệu ban đầu… Lúc này, cả lợi nhuận trước thuế hay lãi vay của doanh nghiệp đều bằng không.
Cách tính điểm hòa vốn
Có hai trường hợp để tính điểm hòa vốn mà các bạn có thể tham khảo, đó là:
Tính điểm hòa vốn khi doanh nghiệp kinh doanh từ 2 sản phẩm trở lên
Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải tính điểm hòa vốn từng sản phẩm. Cách tính như sau:
- Bước 1: Tính tỷ lệ mặt hàng
Tỷ lệ mặt hàng = (Doanh thu của mặt hàng/ Tổng doanh thu) x 100%
- Bước 2: Tính tỷ lệ phần trăm số dư bình quân cho mỗi sản phẩm
Phần trăm số dư bình quân đảm phí = Tỷ lệ mặt hàng x tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng tương ứng.
Công thức tính này được áp dụng theo phương pháp cứ một sản phẩm sẽ cung cấp một số dư đảm phí tương ứng.
- Bước 3: Tính doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí : tỷ lệ số dư đảm phí trung bình của các mặt hàng.
- Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn = Tỷ lệ mặt hàng x doanh thu hòa vốn.
- Bước 5: Tính sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng
Sản lượng hòa vốn = Doanh thu hòa vốn/ giá sản phẩm tương ứng.
Tính điểm hòa vốn khi doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm
Tính điểm hòa vốn của doanh nghiệp trong trường hợp này như sau:
Điểm hòa vốn = Tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra cố định/ ( Doanh thu sản phẩm – Chi phí biến đổi trung bình)
Lưu ý khi tính điểm hòa vốn là gì?
Trong quá trình tính điểm hòa vốn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu phân tích điểm hòa vốn ở nhiều giai đoạn khác nhau thì nên vẽ đồ thị để xác định xu hướng được dễ dàng và quan sát được thuận tiện hơn.
- Cần phải xác định chính xác chi phí biến đổi và chi phí cố định.
- Chú ý theo dõi sự biến đổi của tiền tệ ở nhiều thời điểm, nhất là khi thị trường xảy ra lạm phát.
- Nếu doanh nghiệp kinh doanh từ 2 sản phẩm trở lên thì nên quy đổi về sản phẩm chuẩn thì quá trình phân tích điểm hòa vốn được dễ dàng hơn.
Kết luận
Khi đã hiểu rõ về điểm hòa vốn là gì và ý nghĩa của nó sẽ giúp bạn đánh giá và đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý. Hy vọng những chia sẻ của Kế Toán Gia Khang trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức cần thiết để áp dụng trong lĩnh vực mà mình đang phụ trách.