Hiện nay các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam phổ biến và đa dạng. Do đó mà có khá nhiều người băn khoăn đâu mới là loại hình doanh nghiệp hợp pháp. Để chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển. Chủ doanh nghiệp cần nắm được các đặc điểm, ưu điểm cũng như nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau của Kế Toán Gia Khang nhé!
Doanh nghiệp tư nhân
Một trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam phổ biến đó là doanh nghiệp tư nhân. Đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Cá nhân cũng chính là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời doanh nghiệp này cũng không có tư cách pháp nhân.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân – Kế Toán Gia Khang
Ưu điểm của các loại hình doanh nghiệp tư nhân
Loại hình doanh nghiệp tư nhân có sở hữu những ưu điểm sau:
- Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động được việc đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Có chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo nên sự tin tưởng cho đối tác. Doanh nghiệp và khách hàng sẽ ít chịu sự ràng buộc về pháp luật cũng như các chế tài liên quan.
Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Loại hình doanh nghiệp tư nhân bên cạnh những ưu điểm thì còn còn có những nhược điểm như:
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp rất cao. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tất cả tài sản của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp sẽ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào.
- Doanh nghiệp tư nhân ít được ưu tiên khi lựa chọn bởi nhược điểm lớn đó là tính chịu trách nhiệm vô hạn đến từ loại hình này.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Một trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam đó là công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty TNHH chính là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã được pháp luật thừa nhân. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Công ty có tư cách là pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu công ty chính là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn – Kế Toán Gia Khang
Công ty TNHH sẽ không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập. Công ty chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ và các nghĩa vị về tài chính khác trong phạm vi nghĩa vị tài sản của công ty. Công ty TNHH sẽ không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Ưu điểm của công ty TNHH
- Chế độ của công ty chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nên rất ít gây rủi ro cho đến người góp vốn.
- Chế độ về chuyển nhượng vốn được điều chỉnh một cách chặt chẽ. Do đó các nhà đầu tư có thể kiểm soát được việc thay đổi thành viên. Từ đó hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm công ty trách nhiệm hữu hạn
Bên cạnh những ưu điểm của công ty TNHH, thì loại hình doanh nghiệp công ty TNHH vẫn còn các nhược điểm sau:
- Uy tín của công ty trước đối tác phần nào sẽ bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.
- Không có quyền phát hành ra cổ phiếu để huy động vốn.
- Chịu được sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật so với doanh nghiệp tự nhân hoặc công ty hợp danh.
Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là một trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam phổ biến hiện nay. Đây là một điểm đặc biệt của mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Dựa vào quy định của pháp luật Việt Nam, công ty TNHH 1 thành viên sẽ là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về những khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp ở trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu của công ty có quyền nhượng toàn bộ hoặc 1 phần vốn điều lệ của công ty tổ chức hoặc các cá nhân khác. Loại hình công ty này không có quyền phát hành cổ phiếu. Chủ sở hữu của công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp phần vào công ty.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là một doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 thành viên hợp danh, bên cạnh đó có thể có tên thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh sẽ là cá nhân có trình độ và chuyên môn uy tín về nghề nghiệp. Phải chịu trách nhiệm trước toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty ở trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Đây chính là một trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam phổ biến.
Kết Luận
Như vậy nội dung bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam phổ biến. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp này.
CÔNG TY TNHH LUẬT GIA KHANG – Đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp
- Địa chỉ: 347 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM
- 144 – 146 – 148 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM
- Điện thoại: 0886 12 15 66 – 0915 18 90 66
- Email: luatgiakhang@gmail.com
- Website: https://Ketoangiakhang.vn