Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Các khoản giảm trừ doanh thu thường phát sinh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ này cũng khá đa dạng từ chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đến hàng bán bị trả lại,… Vậy nên, để tìm hiểu chi tiết về các khoản này, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?

Các khoản giảm trừ doanh thu được biết đến chính là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu của doanh nghiệp trong các kỳ kế toán. Tùy theo từng chế độ kế toán mà doanh nghiệp sẽ bắt đầu áp dụng các phương pháp giảm trừ doanh thu khác nhau. 

Tìm hiểu về các khoản giảm trừ doanh thu phổ biến hiện nay

Thông tư 200/2014/TT-BTC các khoản 531, 532, 521 giờ gộp chung thành tài khoản 521 thành các khoản giảm trừ doanh thu. Cụ thể như sau:

1. Chiết khấu thương mại

Khoản giảm trừ vào số tiền của người mua phải thanh toán xảy ra trong trường hợp hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua. Ngoài ra, giá bán phản ánh trên hoá đơn còn là giá đã trừ chiết khấu thương mại. Lúc này, doanh nghiệp tức bên bán hàng không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại. 

Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại

Kế toán cần phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại doanh nghiệp chi trả cho người mua. Tuy nhiên vẫn chưa được phản ánh nên trở thành khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trong trường hợp này, bên bán sẽ ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại. Bên cạnh đó, khoản chiết khấu thương mại này cũng phải theo dõi riêng trên tài khoản và phát sinh trong các trường hợp như:

  • Số chiết khấu thương mại của người mua được hưởng lớn hơn so với số tiền bán hàng ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này thường phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua hưởng chiết khấu. Khoản chiết khấu thương mại này sẽ được xác định trong lần mua cuối cùng.
  • Các nhà sản xuất đến cuối kỳ mới có thể xác định chuẩn xác được số lượng hàng mà nhà phân phối đã tiêu thụ. Từ đó mới có căn cứ để xác định số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên số lượng sản phẩm đã tiêu thụ hay doanh số bán.

2. Hàng bán bị trả lại

Một trong những khoản làm giảm doanh thu bán hàng khác chính là hàng bán bị trả lại. Khoản này thể hiện phần doanh thu bị giảm do bị khách hàng trả loại một phần hàng hoá đã cung cấp nhưng không đạt yêu cầu. Ngoài ra, bên mua khi xuất trả lại hàng sẽ xuất hoá đơn đầu ra thể hiện giá trị số hàng trả lại. Trên hoá đơn cũng sẽ ghi rõ đối tượng bán hàng bị trả lại và lý do trả lại hàng. 

Hàng hoá bị trả lại trong tiếng Anh là Sales Returns và là các sản phẩm đã xác định tiêu thụ vi phạm về phẩm chất, chủng loại, quy cách nên bị người mua trả lại. Bên cạnh đó, hàng hoá bị người mua trả lại thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế hay hàng bị kém,…

3. Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán thường phát sinh do hàng hoá doanh nghiệp bán ra không đảm bảo chất lượng, mất phẩm chất. Ngoài ra, sản phẩm này cũng không đúng với quy cách hàng hóa đã thỏa thuận trên hợp đồng kinh tế. Khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán xảy ra khi trong hoá đơn GTGT. Ngoài ra còn có hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua. Giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm, doanh nghiệp tức bên bán hàng không sử dụng tài khoản này. Doanh thu bán hàng sẽ phản ánh theo giá đã giảm tức doanh thu thuần.

Giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán

Ngoài ra chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng hay phát hành hoá đơn do hàng hoá kém chất lượng,… Lúc này, kế toán cần phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng hay hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán. Đến cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 tức “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Từ đó xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.

4. Các khoản thuế gián thu tính trực tiếp trên doanh thu của doanh nghiệp

Các khoản thuế gián thu tính trực tiếp trên doanh thu của doanh nghiệp, kế toán ghi nhận nhiệm vụ làm giảm doanh thu. Trong thời kỳ không xác định được số thuế của tài khoản thuế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng định kỳ kế toán tính số thuế đều phải nộp và ghi giảm doanh thu tương ứng.

Các khoản thuế gián thu tính trực tiếp trên doanh thu của doanh nghiệp
Các khoản thuế gián thu tính trực tiếp trên doanh thu của doanh nghiệp

Các khoản thuế gián thu tính trực tiếp trên doanh thu của doanh nghiệp

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đây của Kế Toán Gia Khang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp trong các kỳ kế toán. Liên hệ ngay với chúng tôi để được bổ sung thêm nhiều thông tin bổ ích nhất tại:

CÔNG TY TNHH LUẬT GIA KHANG – Đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp

  • Địa chỉ CS1: 347 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
  • Địa chỉ CS2: 144, 146, 148 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
  • Hotline: 0886 12 15 66 – 0915 18 90 66 
  • Email: luatgiakhang@gmail.com
  • Website: Ketoangiakhang.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886 12 15 66